Tin tức:
Back

[ĐỘNG ĐẤT – MỘT TRONG NHỮNG THIÊN TAI TÀN PHÁ KHỦNG KHIẾP NHẤT CỦA NHÂN LOẠI]

2021-03-05 10:00

Tuoitre.vn đưa tin - Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), lúc 18h ngày 28-7-2020, một trận động đất mạnh 2,7 độ Richter xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; độ sâu chấn tiêu khoảng 11,2km.

Cũng theo ghi nhận từ cơ quan này, từ khoảng 12h ngày 27-7 đến 18h ngày 28-7, đã xảy ra 14 trận động đất tại khu vực này. Trong đó, trận động đất mạnh 5,3 độ Richter xảy ra lúc 12h14 ngày 27-7 là trận mạnh nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại . Chuyên gia dự báo trong tương lai ở khu vực này có thể xảy ra động đất mạnh hơn, độ lớn có thể đạt tới 6,3 - 6,4 độ Richter.



Ông Nguyễn Xuân Anh, viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết các trận động đất xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) là do nằm trên đới đứt gãy sông Đà đang hoạt động địa chất diễn ra tương đối mạnh. Rung động của động đất có thể lan truyền đi xa, theo đó nhiều khu vực ở Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình... cũng cảm nhận được rung lắc khi người dân ở trên các tòa nhà cao tầng.

Nói thêm về việc động đất ở huyện Mộc Châu nhưng nhiều nhà cao tầng ở Hà Nội rung lắc, ông Xuân Anh cho biết, mức độ cảm nhận độ rung lắc hay còn gọi là rung động nền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nền đất, khoảng cách đến tâm chấn và chất lượng của công trình... Để đánh giá các rung động nền này cần phải có thiết bị đo đạc. ""Công trình nào ở nền đất cứng không có cộng hưởng rung chấn từ động đất thì người dân ít cảm nhận được rung lắc. Công trình ở khu vực có nền đất yếu hơn thì có cộng hưởng rung chấn từ động đất nên cảm nhận sự rung lắc sẽ rõ hơn. Người dân ở các tầng trên cao cảm nhận về động đất rõ hơn so người ở dưới tầng thấp hoặc mặt đất. Bên cạnh đó, người càng ở gần tâm chấn thì cảm nhận về động đất càng rõ hơn so với người ở cách xa tâm chấn"" - ông Xuân Anh nói.

Theo ông Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện vật lý địa cầu), trận động đất có cường độ 5,4 độ Richter thuộc loại trung bình của thế giới, nhưng thuộc loại mạnh ở Việt Nam. Ở Việt Nam rất hiếm các trận động đất trên 5 độ Richter. Theo ghi nhận, năm 2005, trận động đất ngoài biển Vũng Tàu có độ lớn 5,1 - 5,2 độ Richter. Như vậy hơn 1 thập niên qua mới ghi nhận trận động đất lớn xảy ra tại Việt Nam.

Khi nói về động đất, không thể không nhắc đến Đài Loan - một quốc đảo được tạo thành bởi sự va chạm liên tục giữa các mảng lục địa Âu – Á, Thái Bình Dương và Philippines. Chính vì vậy mà tại Đài Loan mỗi năm có hàng chục ngàn trận động đất đã diễn ra, trong đó là hàng ngàn trận cảm nhận được, gây ảnh hưởng nặng nề tới nơi này. Và đây cũng chính là nơi công ty mẹ tập đoàn Thép Tung Ho không ngừng góp phần bảo vệ hàng triệu gia đình mỗi năm thông qua công trình xây dựng vững chắc suốt hơn 50 năm qua, đồng thời hỗ trợ khắc phục hậu quả những thiệt hại do động đất gây nên.

Theo, www.scweb.cwb.gov.tw - Số trận động đất lớn nhất xảy ra vào năm 1999 tại Đài Loan, chủ yếu là do trận động đất Jiji 921. Có 49.928 trận động đất trong năm đó, trong đó có 3.233 trận động đất là cảm nhận được. Theo phân tích thống kê dữ liệu động đất thảm khốc, đã có 102 trận động đất thảm khốc kể từ năm 1901 đến nay.

Nằm trên vành đai địa chấn của Vành đai Thái Bình Dương, với các hoạt động địa chấn thường xuyên và động đất mạnh thường xuyên. Do vậy chính phủ Đài Loan đã thành lập mạng lưới quan sát địa chấn của Cơ quan Khí tượng Trung ương (CWBSN), sử dụng hệ thống giám sát động đất theo thời gian thực từ năm 1991. Đồng thời, việc bổ sung các trạm địa chấn đã làm tăng đáng kể tỷ lệ phát hiện địa chấn.

Song song đó, nhằm mục tiêu theo dõi bám sát những nguy cơ diễn ra và hạn chế được những thiệt hại nhỏ nhất do động đất, từ năm 2010, ""Dự án quan sát chuyển động mạnh của Trái đất giai đoạn 4 - Xây dựng hệ thống quan sát địa chấn thế hệ tiếp theo"", đã được triển khai và thiết bị quan sát đã được cập nhật hàng năm. Từ năm 1991-2011, hơn 400.000 dữ liệu địa chấn đã được thu thập.

Từ năm 2012, hệ thống quan sát địa chấn 24 bit đã được sử dụng, kết hợp dữ liệu quan sát địa chấn của Cục và các tổ chức khác nhau để quan sát chung, làm tăng mật độ quan sát và phạm vi phát hiện một cách hiệu quả. Hiện tại, khoảng 40.000 trận động đất tại Đài Loan có thể được tìm kiếm mỗi năm, trong đó có khoảng 1.000 trận động đất là cảm nhận được.

Từ những cơn địa chấn diễn ra ở Việt Nam hiện nay cũng như tại Đài Loan mà Thép Tung Ho vừa nêu, hay tại các quốc gia khác trên thế giới đã cho thấy: Động đất kiến tạo xảy ra bất cứ nơi nào trên trái đất, nơi có đủ năng lượng biến dạng đàn hồi được lưu trữ để thúc đẩy sự lan truyền gãy dọc theo một mặt phẳng đứt gãy. Vậy động đất là gì? Nguyên nhân do đâu? Khu vực địa chất như thế nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề và chúng ta cần biết chuẩn bị và làm gì để có thể bảo vệ được chính mình và người thân nếu hiện tượng động đất diễn ra?

Trong bài viết hôm nay, Thép Tung Ho mời bạn đọc xem qua các nội dung chính như bên dưới để cùng nhau chúng ta bổ sung thêm những thông tin cần thiết về động đất.

[Thép Tung Ho Việt Nam]

#theptunghovietnam #theptungho #đongdattaivietnam #baovebanvabaovemoitruong #chatluongthepchocongtrinh #chatluongcongtrinh #cothepbetongtungho #thepxaydungtungho